Việc xây dựng một trong những tác phẩm kiến trúc nổi tiếng
nhất thế giới – tòa tháp nghiêng Pisa – được hoàn thành vào năm 1372. Đó là một
phần của quần thể kiến trúc nhà thờ-quảng trường của thành phố Pisa mang tên
Santa Maria Assunta. Cao 56m, nghiêng gần 4 độ, tháp Pisa trở thành một trong
những biểu tượng của kiến trúc Ý ngày nay.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai thành phố Pisa bị
quân Đức chiếm, và ngọn tháp này được chúng sử dụng như một điểm quan sát bao
quát cả vùng Pisa bằng phẳng.
Hè năm 1944 các cánh quân Đồng minh cố gắng chiếm cho bằng
được vùng Toscana, nhưng chưa thể, cũng bởi đó là vùng đầm lầy bao xung quanh
thành phố Pisa. Cũng phải nói rằng lúc này quân phát xít ĐỨc còn mạnh, chúng
phòng thủ rất ngoan cố. Những quả rốc két của Đức thường có độ chính xác cao
đáng kinh ngạc, thế nên phía Đồng minh nghi ngờ ngay là trên tháp Pisa có điểm
quan sát.
Khi đã bao vây chặt Pisa, quân Đồng minh không tiến thêm nữa
mà dừng lại cách thành phố 4 km, bởi vì biết tiến thêm sẽ là mồi ngon cho hỏa lực
Đức. Các chỉ huy muốn nắm thật chắc mục tiêu sử dụng của tháp Pisa đối với quân
Đức, và đã cử một trinh sát lện đường – thượng sỹ Leon Wekstein. Chàng ta từ sư
đoàn 91, rất giỏi quan sát: mỗi ngày 16 tiếng theo dõi và căn chỉnh cho các luồng
đạn pháo binh, súng cối. (Năm 1942 cậu xin vào hải quân Hoa kỳ nhưng bị loại vì
lý do “cận thị”, đành chuyển sang bộ binh, nơi vì chiến sự mà ai cũng được nhận
cả!)
Chính anh chàng cận thị này và trung sỹ Charles King vốn là
một điện đài viên được giao nhiệm vụ xem Đức sử dụng tháp nghiêng Pisa vào mục
đích gì. Nhiệm vụ rất khó khăn đấy! Nếu quân thù đúng là dùng tháp Pisa để quan
sát chiến trường thì 2 trinh sát này phải báo ngay về, và lập tức hỏa lực của
quân Đồng minh sẽ san phẳng công trình này ngay trong ít phút!
Khi Wekstein lần đầu nhìn thấy ngọn tháp nghiêng, chàng lặng
người đi vì nó quá đẹp. Vầ bây giờ số phận của tòa tháp lịch sử thế giới này nằm
hoàn toàn trong tay viên thượng sỹ. Chàng trai chẳng biết làm thế nào, cứ lần
chần, lần chần...

Trong khi chàng ta lần chần thì quân Đức khai hỏa tấn công.
Điện đài viên báo về cho chỉ huy về tình hình khu vực. Họ được lệnh rút về, và
quân Đồng minh chọn phương án tấn công khác, bỏ qua ngọn tháp Pisa...
Có quân Đức trong tháp Pisa vào cái ngày tháng bảy nóng nực ấy
không vẫn là một câu đố cho tới tận bây giờ. Hãy nghe chính viên thượng sỹ ngày
nào bộc bạch:
https://vimeo.com/108358762
“Tôi đã nghĩ về câu hỏi đó 50 năm nay, và câu trả lời là
CÓ!”
Leon Wekstein đã nói dối cấp trên, hậu quả có thể khôn lường
đối với cả anh ta, cả các cánh quân Đồng minh nhưng sự dối trá này đã cứu được
tháp nghiêng Pisa (và cái đẹp thì đã cứu được thế giới)! Sự dối trá quý hơn
vàng...
(St)
Xem và bình luận tại đây: https://www.facebook.com/namhhn/posts/1735494486512481
7d75b611-fe73-4163-a543-d9c993ac4f40|0|.0|96d5b379-7e1d-4dac-a6ba-1e50db561b04