... là tên quyển tiểu thuyết rất hay của đại văn hào Nga
Gogol. Từ xưa tôi đã thấy cái tên truyện được dịch ra ngồ ngộ, nghe thì xuôi
tai đấy nhưng chả ý nghĩa gì, đã “linh hồn” còn “chết” làm sao được. Sau này mới
biết là người dịch có lẽ dịch qua từ điển, chứ đúng ra phải dịch rằng “Những
nhân khẩu ma” – một cách gian lận về danh sách số người trên thực tế. Điều đó
đã xảy ra đúng như được dự kiến trước tại đất nước Bạch Nga xinh đẹp…
(Tiếp theo của: https://www.facebook.com/namhhn/posts/3293454924049755
)

Nhắc lại để những bạn ít theo dõi thời sự quốc tế cùng nắm bắt:
cuộc bầu cử 09/8 tại Belarus đx kết thúc với “thắng lợi vẻ vang” cua Tổng thống
Alexander Lukashenko với 80% phiếu bầu. Nhưng “con gián 3%” như đại đa số người
dân Belarus gọi ông, đã trắng trợn gian lận – theo đánh giá sơ bộ thì giỏi lắm
ông thu được 10% phiếu bầu chọn, tức là đã tự “vẽ” thêm cho mình tới 70% số phi��u,
còn đối thủ chính yếu của ông – bà nội trợ Svetlana Tikhanovskaya, người mà
cách đây vài tháng còn chả mấy ai nghe tên biết mặt – được đa số người dân gom tất cả phiếu để ủng hộ, phải nhận được khoảng tối thiểu 70%
số phiếu bầu, thì bị tuyên bố đứng thứ hai với 10% bình chọn… Và thế là đất nước
đứng lên…

(Có thể sẽ có thắc mắc, nói là vậy chứ bây giờ làm sao chứng
minh được sự gian lận. Xin thưa là vào thời đại internet phổ cập đến từng cá nhân như bây giờ điều đó không hề khó,
người ta vận động nhau chụp lại lá phiếu bầu của mình và gửi về một trung tâm
kiểm phiếu trung lập, tuy điều này không ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuyên bố kết
quả bầu và tốn khá nhiều thời gian (vì chính quyền phá internet, kiểu “cá mập cắn”
đấy mặc dù Belarus không có biển… nhưng rồi sẽ lòi đuôi ra hết! Còn một cách
khác thậm chí chẳng cần biết có thực
sự bao nhiêu người bầu cho ai, chỉ cần phân tích biểu đồ kết quả bầu cử
theo từng khu vực bỏ phiếu và tỷ lệ
người tham gia được công bố (dù là không chính xác đi nữa)
– trên diện rộng với hàng chục
triệu phiêu bầu thì kết quả sẽ phải tuân theo định luật “phân phối Gauss” (Nếu bạn nào theo dõi kỹ FB của tôi thì có thể vẫn nhớ, đây cũng là cách
bác NLA dùng để dựa trên kết quả một số ngày đầu tiên của nạn dịch Covid có thể
vẽ ra cả đồ thị và tính được sự phát triển số ca mắc bệnh và khỏi bệnh trong
tương lai). Đồ thị nhận được sẽ có dạng quả chuông. Nhưng khi có sự can thiệp
vào kết quả bầu ở rất nhiều điểm bỏ phiếu thì đồ thị nhận được sẽ có hình quả
chuông với rất nhiều tua rua nhọn hoắt... Còn nhiều thuật toán nữa để đơn giản
có thể chỉ ra trong lịch sử những cuộc bầu cử nào chân thực, nhưng cuộc bầu cử
nào kết quả đã bị xào xáo – ví dụ như cuộc bầu cử trưng cầu dân ý về việc sửa đổi
hiến pháp mới đây tại Nga người ta dùng toán học chứng minh rằng có 22 triệu
phiếu bầu bị thay đổi kết quả - tuy không có hiệu lực pháp lý nhưng chuyện con
người có thể ngẫu nhiên mà “mạnh” hơn được cả lý thuyết xác suất thật nực cười!).
